Tìm hiểu về lịch sử thôi miên giai đoạn cận – hiện đại (từ thế kỷ 19 cho tới những năm 2000), với sự công nhận từ khoa học, tâm lý, y khoa, cùng các ứng dụng nổi tiếng như NLP, Thôi miên Mới, hay trong các lĩnh vực như truyền thông, khai vấn,…
Lịch sử Thôi miên cận đại (Thế kỷ XIX-XX)
Cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX
Nửa thế kỷ trôi qua trước khi giáo sư y học Hippolyte Bernheim lấy lại thuật ngữ “mang tính tâm lý trị liệu” (TP: psychothérapeutique, TA: psychotherapeutic). Thuật ngữ được nhắc đến lần đầu năm 1872 bởi Daniel Hack Tuke, một bác sĩ người Anh. Cụm từ mới này bao hàm bất kỳ hình thức chăm sóc y tế thể hiện tác động của tâm trí lên cơ thể. Liébault và Giáo sư Bernheim giúp cho thuật ngữ trở nên phổ biến, và đưa ra tên gọi “tâm lý trị liệu” (TP: psychothérapie, TA: psychotherapy) để nói về phương pháp điều trị dựa trên ám thị thôi miên. Bấy giờ là năm 1891. Thôi miên dần được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong y học, nơi hàng ngàn ca giảm đau đã được thực hiện dưới hình thức thôi miên trên toàn thế giới.
Nhờ việc sử dụng rộng rãi của thôi miên dưới mọi hình thức mà các nhà nghiên cứu hàng đầu của thời đại, chứ không phải những người hạng trung, đã chỉ ra những sự kiện vượt khả năng giải thích của khoa học vật chất. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của một thứ Toàn thức bất định xứ (TP: non-local).
Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh (Society for Psychical Researches – SPR) đã được thành lập tại London. Cơ sở này do Giáo sư Sidkwicg thuộc Đại học Cambridge chủ trì, tập hợp các nhà khoa học hàng đầu và nhiều thành viên của Hội Hoàng gia Luân Đôn, như nhà hóa học và vật lý Sir William Crookes. Rất nhiều nhân vật đã tham gia vào việc tạo ra ngành y học và khoa học của hôm nay tập trung tại đây! Họ đã nghiên cứu những điều kỳ lạ như thần giao cách cảm, ngoại hiện năng lực cảm giác (mà ngày nay ta gọi là sự mở rộng ý thức). Họ thực sự nghĩ rằng tất cả những điều này sẽ làm nên khoa học hiện đại!

Vào thời điểm đó, những ông bà đồng trình độ cao (được cho là có khả năng thấu thị, điều khiển vật từ xa (TP: télékinésie, TA: telekinesis) được gọi là các nhà tâm lý.
Và các bạn có biết ai là đại diện của Pháp trong Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh này không? Những vị rất nghiêm túc Liébault và Bernheim, những bác sĩ, nhà thôi miên và tiền nhân khai lập Thôi miên y khoa. Còn có cả
- Pierre Janet (cha đẻ của Tâm lý học Lâm sàng), là nhà thôi miên trị liệu và là người đào tạo thôi miên cho Freud và Jung
- Beauni, Giáo sư danh dự về Y học,
- Charles Richet, đạt giải Nobel Y học
- triết gia Hippolyte Taine…
Họ làm việc tại Pháp với những ngôi nhân vật xuất sắc như đại tá – bá tước Albert de Rochas, quản lý Đại học Bách khoa Pháp (École Polytechnique), Tiến sĩ Encausse, cũng như nhiều nhà nghiên cứu và giảng viên khác của những trường đại học.
Cả thế giới đẹp đẽ này cùng tập hợp tại Pháp, trong Hiệp Hội Tâm lý Sinh lý học (Société de Psychologie Physiologique) của Viện Hàn lâm Pháp, do Sully-Prudhomme chủ trì. Bạn có muốn biết họ đã kết luận những gì từ nghiên cứu không, chẳng hạn với những nhân chứng về hiện tượng thần giao cách cảm?
“Các sự kiện được nêu lên như ảo giác thần giao cách cảm là khá nhiều, và đủ thú vị, xứng đáng được chú ý và thảo luận.”
Từ đó trở đi, những nghiên cứu như vậy đã được thực hiện nhiều lần trên khắp thế giới, và chúng luôn luôn có kết luận giống như thế.
Mãi cho đến sau này, các nhà vật lý hiện đại chứng minh là tất cả chúng ta đều kết nối với nhau…
Đối với các lĩnh vực ít người lai vãng này, Thôi miên là một công cụ khám phá kỳ diệu. Thật không may, trước khi xuất hiện Thôi miên Nhân văn, ngành Tâm lý học hàn lâm của giới đại học luôn tự giới hạn trong khái niệm Vô thức của Freud, và cái toàn thể của Toàn thức chúng ta vẫn là một lãnh thổ chưa được khám phá.
Các bác sĩ thôi miên trị liệu của thế kỷ XIX thực sự nghĩ rằng những hiện tượng này, trước đây được gọi là “cận tâm lý”, sẽ được chính thức công nhận và sẽ là nền tảng cho Y học của tương lai.
Nhưng Khoa học vẫn chưa sẵn sàng, và nỗi sợ hãi của con người trước những điều chưa biết đã cản trở tiến trình Lịch sử, làm trễ mất một ít thời gian.
Thôi miên đã có giai đoạn “thất thế” trước sự xuất hiện của chất gây mê. Pierre Janet ở Pháp đã một mình theo đuổi những nghiên cứu của mình về hiện tượng thôi miên. Ông phát triển kỹ thuật thôi miên hồi quy, và cũng minh họa những hoạt động trị liệu đầu tiên có sử dụng năng lực toàn ảnh (holographic capacity) của não bộ – điều mà 80 năm sau sẽ được Thôi miên nhân văn phổ biến rộng rãi. Năng lực toàn ảnh “là Ý tưởng về cái được thực hiện, có trước sự thực hiện.” Đây là những bước đầu tiên của Trị liệu Biểu tượng (sẽ xuất hiện năm 2001).
Giai đoạn sau của thế kỷ XX
Tuy nhiên, Thôi miên vẫn được sử dụng trong hai cuộc chiến tranh thế giới nhằm chăm sóc các rối loạn sau sang chấn – với thành công rất lớn.
Tại Hoa Kỳ, các bài báo và sách của Milton Hyland Erickson, một bác sĩ tâm thần sinh năm 1901, đã làm đảo lộn các khái niệm về Thôi miên, về Trị liệu và Hỗ trợ con người nói chung. Cách tiếp cận trường phái Erickson được khai sinh. Khía cạnh thôi miên của cách tiếp cận này được người ta đặc biệt chú ý, nó ảnh hưởng đến Richard Bandler và John Grinder, những người đồng sáng lập Lập trình Ngôn ngữ-Tư duy (NLP, 1975) và những nhà trị liệu theo trường phái sau này sẽ được gọi là Thôi miên Mới.
Nếu kỹ thuật của Erickson đã đưa Thôi miên thịnh hành trở lại, thì cách tiếp cận tương đối cũ kỹ của nó sẽ phải tiến hoá thêm để phù hợp với thời đại và tập quán mới. Ernest Rossi, cánh tay phải trung thành của Erickson, được coi là người sáng lập nhánh sẽ được gọi là Thôi miên mới thông qua hệ thống hóa những cấu trúc điều trị của thôi miên Erickson. Nhà thôi miên Daniel Araoz là người chính thức đặt tên cho Thôi miên mới vào năm 1979.
Thôi miên Mới là cách áp dụng được làm dịu đi, làm giàu lên và được cải thiện của một số kỹ thuật thôi miên Erickson, trong một trường trị liệu rộng hơn, quan tâm đến cả chất lượng cuộc sống và phát triển cá nhân. Vào đầu những năm 1980, Alain Cayrol du nhập hình thức Thôi miên mới này vào Pháp, sau đó Tiến sĩ Jean Godin cũng sẽ du nhập phương pháp Ericksonian vào lĩnh vực y khoa và tâm thần học.
Lịch sử Thôi miên hiện đại (từ 2000-nay)
Có một điều đặc biệt chưa từng thấy: Thôi miên Mới, lần đầu tiên trong lịch sử thôi miên, đã mang tiếng nói đến cho bệnh nhân. Đó là điều mà Thôi miên Nhân văn sẽ làm thăng hoa (Lockert, 2001) bằng cách cung cấp cho mọi người khả năng tự thực hiện những điều xưa nay Thôi miên vẫn làm mà không cần sự can thiệp của nhà trị liệu. Nhà trị liệu chỉ giúp người ấy bước vào trạng thái ý thức tăng cường, nhờ những hình thức dẫn vào thôi miên (TP: induction hypnotique, TA: hypnotic induction), ngược hẳn với tất cả những gì được biết cho đến nay. Các lĩnh vực ứng dụng của thôi miên chưa bao giờ rộng lớn đến vậy (khai vấn [coaching], kinh doanh, tâm lý chuyên sâu, v.v).
Cái Toàn thức rất cổ xưa, vài ngàn năm tuổi, cuối cùng cũng tìm thấy vị trí của nó trong trị liệu, trong việc chăm sóc cái Vô thức.
Như vậy, người ta có thể tự tác động lên bản thân mình, hoàn toàn độc lập, ở cấp độ cơ thể, cảm xúc và tâm lý, chỉ nhờ sự hướng dẫn của nhà trị liệu – ở đây đóng vai trò người tư vấn và người thầy.
Song song đó, các ngành khoa học vật lý và truyền thông đã chứng minh cho ta thấy rằng vai trò của Toàn thức là tối quan trọng và “tất cả đều là Thông tin”… Hình thức Trị liệu của ngày mai, vì thế, nằm ở cấp độ thông tin!
ThS Vân Anh dịch, TS Vũ Phi Yên hiệu đính từ nguồn: Viện Pháp về thôi miên Ericksonian và thôi miên nhân văn (IFHE): https://hypnose-ericksonienne.com/en/sinformer/faq/ và Phụ lục 1: Lịch sử thôi miên, cuốn Thôi miên nhân văn: Thay đổi nhờ trạng thái ý thức tăng cường (L’hypnose humaniste : Changez grâce aux états de conscience augmentée), tác giả Olivier Lockert, IFHE, 2013
Về House of Hypnosis
House of Hypnosis Vietnam là dự án phi lợi nhuận thành lập đầu năm 2022. Chúng tôi hướng tới việc nâng cao nhận thức của người trẻ Việt về các vấn đề sức khỏe tâm lý – tâm thần nói chung, và xóa bỏ định kiến về trị liệu thôi miên tâm lý.
Thôi miên là một hình thức trị liệu vốn mang nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nếu được thực hành đúng và có hướng dẫn, chúng tôi tin đây là một giải pháp tích cực, mang lại hiệu quả cho việc điều trị một số rối loạn tâm thần phổ biến ở người trẻ như trầm cảm hay rối loạn lo âu.
Về Th.S. Nguyễn Vân Anh
Nguyễn Vân Anh là thạc sĩ Tâm lý học phát triển trẻ em – thanh thiếu niên, thạc sĩ Chiến lược tài chính, và nhà thực hành thôi miên nhân văn trị liệu có chứng chỉ. Kỹ năng của chị tập trung vào can thiệp tâm lý và hỗ trợ vấn đề tài chính cá nhân cho lứa tuổi thanh thiếu niên, cũng như người lớn trẻ.